THAY ĐỔI HÌNH THÁI VÀ CHỨC NĂNG CỦA GAN THEO LÃO HÓA
Lão hóa gan là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng thường bị bỏ qua, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của chúng ta. Khi gan – cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc lọc độc tố, chuyển hóa dưỡng chất và điều tiết nhiều chức năng quan trọng khác – bắt đầu lão hóa, cơ thể sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật và suy giảm sức khỏe tổng quát. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, hãy cùng Thẩm mỹ CC tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện và những biện pháp phòng ngừa lão hóa gan, giúp bạn hiểu rõ hơn và có những hành động thiết thực để bảo vệ gan.
1. Mối quan hệ giữa gan và quá trình lão hóa
Chức năng gan giảm theo tuổi tác khi kích thước và lưu lượng máu nuôi gan giảm. Tỷ lệ mắc bệnh gan mạn tính ngày càng gia tăng trong dân số cao tuổi. Bệnh gan ở người cao tuổi thường khó phát hiện do khởi phát âm thầm, triệu chứng không rõ ràng, điều trị khó khăn, do đó bệnh gan ở người cao tuổi dễ dẫn đến những biến chứng nặng, tỷ lệ tử vong cao. Người cao tuổi nguy cơ cao mắc một số bệnh gan cũng như chịu những biến chứng nặng như suy gan, xơ gan, ung thư gan đặc biệt trên những người bệnh có bệnh lý gan mạn tính trước đó.
Quá trình lão hóa ảnh hưởng đến các bệnh gan khác nhau do:
- Khối lượng gan giảm 20% – 40%, lưu lượng máu nuôi gan giảm 35% – 50%, khả năng tái tạo gan giảm,…dẫn đến giảm thể tích gan, suy giảm chức năng gan liên quan đến tuổi. Ở người cao tuổi dễ có tình trạng albumin máu giảm, men gan tăng, bilirubin máu tăng,…
- Giảm hoạt động hệ thống men cytochrome P450, đây là men chính tham gia trong quá trình chuyển hóa thuốc, dẫn đến giảm chuyển hóa thuốc, hóa chất ở gan dễ gây tổn thương gan do thuốc, do thực phẩm và do các hóa chất độc hại.
- Phản ứng miễn dịch chống lại mầm bệnh và các tế bào ác tính suy yếu, ở người cao tuổi dễ có nguy cơ bùng phát viêm gan vi trùng, viêm gan virus, bệnh gan tự miễn, gan nhiễm mỡ,…Đồng thời suy giảm giám sát miễn dịch cũng liên quan đến sự phát triển của ung thư biểu mô tế bào gan.
2. Chức năng gan
Trên thực tế, các chức năng của gan vẫn còn là ẩn số, khó có thể khám phá chính xác công việc mà gan phải đảm nhận mỗi ngày. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã thống kê được hơn 500 vai trò, sinh lý chức năng gan riêng biệt. Là nơi đảm nhận cả vai trò nội tiết và ngoại tiết, những chức năng gan có thể kể đến bao gồm:
- Chức năng của gan là đào thải độc tố: Những độc tố tan trong mỡ sẽ được tế bào gan phân giải thành những chất kém nguy hiểm hơn hoặc dễ tan trong nước hơn. Đào thải độc tố được xem là chức năng chính yếu nhất của cơ quan này.
- Chức năng gan là sản xuất mật: Tế bào gan là nơi sản sinh dịch mật và dự trữ chúng trong các túi mật. Dịch mật theo đường ống mật đi xuống tá tràng để hòa trộn vào thức ăn, thực hiện nhiệm vụ nhũ hóa chất béo, cholesterol, một số loại vitamin để ruột non dễ hấp thụ. Mỗi ngày gan tiết ra 0.5 lít mật, thành phần của mật bao gồm: muối mật, sắc tố mật, cholesterol, bilirubin, chất điện giải và nước.
- Sinh lý chức năng gan là lưu trữ các chất: Gan là “ngôi nhà” dự trữ rất nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A – D – E – K – B12, thời gian các vitamin tồn tại “dự phòng” trong gan có thể đến vài năm.
- Chức năng của gan là chuyển hóa: Gan lưu trữ carbohydrate dưới dạng glycogen và chuyển hóa chúng thành glucose khi cơ thể cần để hấp thu vào máu, cân bằng lượng đường huyết, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động. Ngoài ra, gan còn có chức năng chuyển hóa protein, lipid…
- Chức năng gan tổng hợp: Gan tổng hợp các yếu tố đông máu, tổng hợp hormone angiotensinogen, tổng hợp albumin…
3. Chuyển hóa thuốc
Chuyển hóa thuốc ở gan giai đoạn I (hấp thu lần đầu qua gan) đã được báo cáo là giảm ở người cao tuổi, có thể do thể tích gan và lưu lượng máu qua gan giảm, dẫn đến suy giảm chuyển hóa thuốc ở gan. Sự chuyển hóa của các thuốc có chuyển hóa ở pha I ở gan thấp có thể bị suy giảm chủ yếu do giảm thể tích gan.
Một báo cáo trước đây cho thấy quá trình chuyển hóa thuốc giảm tới 30% sau 70 tuổi và việc giảm cytochrom P450 ở gan cũng có thể góp phần làm giảm chuyển hóa thuốc. Cytochrome P450 được chứng minh là thấp hơn 32% ở những đối tượng > 70 tuổi so với những đối tượng ở độ tuổi 20-29.
Khả năng tái tạo của gan đã được báo cáo là giảm theo tuổi tác. Các cơ chế làm giảm khả năng tái sinh rất phức tạp. Một trong những cơ chế này liên quan đến việc giảm nồng độ yếu tố tăng trưởng biểu bì tuần hoàn (EGF), với phản ứng của tế bào gan với EGF cũng giảm do mất thụ thể EGF do tuổi tác hoặc thiếu hụt tín hiệu sau khi EGF liên kết với thụ thể của nó. Một cơ chế khác làm giảm khả năng tăng sinh tế bào gan có thể là sự ức chế các kinase phụ thuộc cyclin do tương tác với protein tái cấu trúc nhiễm sắc thể Bim, được biểu hiện ở tế bào gan già [17]. Cùng với việc giảm khả năng tái tạo, độ dài telomere đã được báo cáo là giảm ở gan già, đặc biệt ở những bệnh nhân mắc bệnh gan.
4. Biểu hiện lão hóa ở gan
Lão hóa gan có thể gây ra nhiều biểu hiện khác nhau, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của cơ thể. Dưới đây là các biểu hiện chính của lão hóa gan:
4.1. Giảm chức năng chuyển hóa và giải độc:
- Mệt mỏi và suy nhược: Gan giảm khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng và sản xuất năng lượng, dẫn đến cảm giác mệt mỏi kéo dài và suy nhược.
- Buồn nôn và chán ăn: Sự tích tụ của các chất độc trong cơ thể do gan không thể lọc bỏ hiệu quả có thể gây buồn nôn và chán ăn.
4.2. Vấn đề về da:
- Vàng da (vàng mắt): Tình trạng này xảy ra khi bilirubin, một sản phẩm phân hủy của hồng cầu, tích tụ trong máu do gan không thể chuyển hóa hết.
- Ngứa da: Do sự tích tụ của các chất độc trong cơ thể không được gan loại bỏ kịp thời.
4.3. Triệu chứng tiêu hóa:
- Sụt cân không rõ nguyên nhân: Do gan không thể chuyển hóa và hấp thu dưỡng chất hiệu quả.
- Đau bụng và khó tiêu: Gan giảm khả năng sản xuất mật, gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa chất béo.
4.4. Triệu chứng toàn thân:
- Phù nề: Sự tích tụ dịch trong cơ thể do gan không sản xuất đủ albumin, một loại protein cần thiết để duy trì áp lực thẩm thấu trong máu.
- Mệt mỏi kéo dài: Cảm giác mệt mỏi không cải thiện dù đã nghỉ ngơi, do gan không thể chuyển hóa năng lượng hiệu quả.
4.5. Thay đổi tâm trạng và trí nhớ:
- Suy giảm trí nhớ và khó tập trung: Do sự tích tụ của các chất độc trong máu ảnh hưởng đến não bộ.
- Lo âu và trầm cảm: Tình trạng sức khỏe gan kém có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và tinh thần.
4.6. Những biến đổi trên cơ thể:
- Giảm cơ bắp: Sự suy giảm khả năng chuyển hóa protein và năng lượng của gan có thể dẫn đến mất cơ bắp.
- Mất cân bằng nội tiết: Gan tham gia vào quá trình chuyển hóa hormone, do đó, sự suy giảm chức năng gan có thể gây ra mất cân bằng nội tiết, dẫn đến các triệu chứng như mất kinh ở phụ nữ, giảm ham muốn tình dục.
4.7. Biểu hiện của các bệnh lý gan:
- Gan nhiễm mỡ: Sự tích tụ mỡ trong gan, dẫn đến viêm và tổn thương gan.
- Xơ gan: Hình thành các mô sẹo thay thế cho các tế bào gan bị tổn thương, làm giảm chức năng gan.
- Viêm gan: Sự viêm nhiễm và tổn thương tế bào gan.
5. Giai đoạn xơ hoá gan
Không những có ý nghĩa tiên lượng, giúp xác định thời điểm tối ưu để điều trị, sàng lọc
Có nhiều hệ thống phân loại giải phẫu bệnh (GPB) được sử dụng như Metavir, Knodell IV, Ishak, Scheuer…
Thang điểm Metavir được sử dụng nhiều nhất gồm 5 giai đoạn XHG. Ý nghĩa của 5 giai đoạn xơ hóa gan:
- F0 : Không có xơ hóa.
- F1 : Xơ hóa khoảng cửa nhưng không có vách ngăn.
- F2 : Xơ hóa khoảng cửa và có vài vách ngăn mở rộng đến tiểu thùy.
- F3 : Xơ hóa khoảng cửa và có nhiều vách ngăn nhưng không có xơ gan.
- F4 : Xơ gan.
5. Các biện pháp ngăn ngừa lão hóa ở gan
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh và trái cây, tránh thức ăn nhiều chất béo và đường, uống nhiều nước, hạn chế uống rượu và bia, tránh hút thuốc lá:
- Duy trì cân nặng hợp lý: Béo phì và thừa cân có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ và các vấn đề khác về gan. Thực hiện các biện pháp giảm cân lành mạnh nếu bạn đang thừa cân.
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục giúp cải thiện lưu thông máu, giảm mỡ trong gan và duy trì sức khỏe tổng thể của gan.
- Tránh dùng thuốc không cần thiết: Một số loại thuốc có thể gây hại cho gan nếu dùng quá mức hoặc không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Luôn tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc.
- Tiêm phòng viêm gan: Các loại virus viêm gan như viêm gan B và C có thể gây tổn thương nặng nề cho gan. Tiêm phòng viêm gan là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa các loại virus này.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Định kỳ kiểm tra chức năng gan để phát hiện sớm các vấn đề và có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Hạn chế tiếp xúc với chất độc hại: Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại và môi trường ô nhiễm có thể làm tổn hại gan.
- Sử dụng các loại thảo dược và thực phẩm chức năng hỗ trợ gan.
Kết luận
Lão hóa gan là một quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng chúng ta có thể làm chậm lại và giảm thiểu tác động của nó thông qua lối sống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe đúng cách. Việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối, hạn chế rượu bia, tập thể dục đều đặn, và kiểm tra sức khỏe định kỳ là những biện pháp thiết thực giúp bảo vệ gan và duy trì chức năng gan tối ưu. Hơn nữa, nhận thức về các dấu hiệu và triệu chứng của lão hóa gan có thể giúp chúng ta phát hiện sớm các vấn đề và điều trị kịp thời, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể. Lão hóa gan không chỉ là vấn đề của riêng cá nhân mà còn là mối quan tâm của cộng đồng và hệ thống y tế, đòi hỏi sự hợp tác và nỗ lực chung để đảm bảo mỗi người đều có thể tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh và dài lâu.