Sinh Lý Da Và Sự Lão Hóa

Dưới tác động của thời gian, làn da dần trải qua quá trình lão hóa tự nhiên, khiến cho độ đàn hồi và sức khỏe của nó suy giảm. Bài viết này sẽ đưa bạn hiểu rõ hơn về các biến đổi sinh lý của da khi lão hóa, từ sự giảm collagen, mất nước đến việc xuất hiện nếp nhăn và vết nám. Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra lão hóa da như di truyền, tác động của ánh nắng mặt trời và lối sống. Đồng thời, bài viết sẽ chia sẻ các phương pháp chăm sóc da và sản phẩm làm đẹp giúp làm chậm lại quá trình lão hóa, để bạn luôn giữ được làn da trẻ trung, khỏe mạnh và tươi sáng.

1. Đặc điểm cấu trúc da:

Thành phần cấu tạo chính của da bao gồm:  Nước (khoảng 65%), mỡ (khoảng 13%), đạm (khoảng 22%). Diện tích bề mặt của da khoảng 5-2 m2. Trọng lượng da trên cơ thể thường khoảng 9-10 kg.

Độ dày của da (phụ thuộc vào giới tính, tuổi, môi trường sống và vị trí).

Cấu trúc da bao gồm 3 lớp: Biểu bì, trung bì và hạ bì (mô dưới da)

  • Biểu bì (Thượng bì): Chứa 4 loại tế bào:
  • Tế bào Meckel: chịu trách nhiệm nhận biết cảm giác
  • Tế bào Langerhan: đóng vai trò trong phản ứng miễn dịch với tác nhân gây bệnh.
  • Tế bào hắc tố (Melanocytes): Biến điệu màu da.
  • Tế bào sừng (Keratinocytes) : Tham gia trong quá trình lành vết thương, góp phần bảo vệ da đối với tia cực tím.

Sự phân bố các loại tế bào khác nhau trên khắp cơ thể. Nhìn chung, lớp biểu bì trên khuôn mặt mỏng hơn các phần còn lại của cơ thể, ngoài trừ bộ phận sinh dục. 

  • Trung bì:

Lớp trung bì là lớp nằm ở giữa của cấu trúc của da. Lớp trung bì dày, có sự đàn hồi và bao gồm 2 lớp: lớp đáy và lớp lưới. Cấu trúc của da ở lớp trung bì là sợi Collagen, sợi đàn hồi và các lớp mô liên kết với hai lớp còn lại. Tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn cũng đều nằm tại lớp này, cùng thực hiện chức năng tạo lớp màng Hydrolipid.

Trung bì được xem là “phao đệm” nâng đỡ cho lớp thượng bì được cấu tạo từ các chất như elastin, hyaluronic acid, collagen, mạch máu và dây thần kinh, có tác dụng giúp da săn chắc, đàn hồi và luôn được giữ ẩm. Lớp trung bì có các chức năng cơ bản là: Cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho lớp thượng bì.

  • Hạ bì (Mô dưới da): 

Lớp hạ bì dày, có tính đàn hồi, nằm giữa biểu bì và mô dưới da. Cấu trúc chính để tạo nên lớp hạ bì là sợi collagen, đàn hồi và các mô liên kết, chúng giúp cho làn da khỏe mạnh, linh hoạt. Các cấu trúc này gắn chặt với 1 chất giống như gel (chứa axit hyaluronic), có hiệu quả cao trong việc liên kết với phân tử nước giúp duy trì thể tích của da.

Hạ bì bao gồm lớp đáy và lưới, chúng giúp giảm sự tác động từ bên ngoài và làm lành vết thương, giúp nuôi dưỡng biểu bì, loại bỏ chất thải.

2. Chức năng của da

Làn da của chúng ta nhờ chiếm diện tích lớn chủ yếu nên cũng có nhiều chức năng tạo ra các phản ứng và bảo vệ cơ thể khỏi các tác động đến từ bên ngoài; gồm 4 chức năng chủ yếu:

  • Chức năng bảo vệ (Protection): Làn da hoạt động như một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi tác động vật lý, nhiệt độ; các tác nhân gây hạ; sự thất thoát nước và protein; tác hại của tia bức xạ.
  • Điều hòa thân nhiệt (Thermoregulation): Một trong những chức năng quan trọng của da là bảo vệ cơ thể khỏi cái lạnh hoặc cái nóng và duy trì nhiệt độ cơ thể. Điều này được thực hiện bằng cách thay đổi lưu lượng máu lưu thông qua lớp mạch máu. Những khi thời tiết ấm sẽ làm các mạch giãn ra khiến da đỏ lên và hình thành các hạt mồ hôi trên bề mặt. Khi thời tiết lạnh thì mạch máu co lại, cản trở việc thoát nhiệt. Sự bài tiết và bay hơi của mồ hôi từ bề mặt da cũng góp phần làm mát cơ thể.
  • Đóng vai trò là cơ quan cảm giác (Sensation): Da là cơ quan ‘xúc giác’ do đó sẽ phản ứng nếu chúng ta chạm vào hoặc cảm nhận thứ gì đó, bao gồm cả những thứ có thể gây nên cảm giác đau. Tính chất  này thể hiện rõ ràng đối với những bệnh nhân có triệu chứng da liễu bằng những cơn đau và sự ngứa ngáy có thể gây ra nhiều cản trở trong cuộc sống.
  • Chức năng hóa sinh (Biochemical functions): Da tham gia vào một số quá trình hóa sinh. Dưới ánh sáng mặt trời, một dạng vitamin D được gọi là cholecalciferol (vitamin D3) được tổng hợp từ một dẫn xuất của cholesterol steroid có trong da. Gan sau đó sẽ chuyển đổi cholecalciferol thành calcidiol, sau đó được chuyển thành calcitriol (dạng chuyển hóa cơ học của vitamin) trong thận. Vitamin D đóng vai trò chủ yếu cho sự hấp thụ bình thường của canxi và phốt pho, yếu tố cần thiết để xương chắc khỏe. Da cũng chứa các cơ quan thụ cảm đối với các hormone steroid khác (oestrogen, progestogen và glucocorticoid) và vitamin A.

3. Lão hóa da 

3.1. Lão hóa da là gì?

Lão hóa da là quá trình tự nhiên của cơ thể con người nhưng quá trình này có thể bị thúc đẩy diễn ra nhanh hơn bình thường do tác động của một loạt các yếu tố bên ngoài. Lão hóa sớm có thể ảnh hưởng đến cả ngoại hình, sức khỏe lẫn tâm lý của bạn. Các dấu hiệu lão hóa sớm phổ biến có thể xuất hiện trước tuổi 30.

Những thay đổi này là không thể tránh khỏi hoàn toàn nhưng có những cách giúp giảm nhẹ các dấu hiệu và làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể bạn; đặc biệt là khi bạn vẫn chưa đến tuổi lão hóa.

3.2. Phân loại lão hóa da

 

  • Lão hóa tự nhiên (nội sinh): xuất phát từ bên trong cơ thể, xảy ra khi con người già đi và được đặc trưng bởi các nếp nhăn nhỏ và lớp biểu bì mỏng đi.
  • Lão hoá ngoại sinh: Ngược lại, lão hóa bên ngoài được đặc trưng bởi các nếp nhăn sâu hơn, da chùng nhão và tăng sắc tố, chủ yếu là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Nhưng dù là với loại lão hóa nào, chúng đều có chung biểu hiện là nếp nhăn và giảm độ đàn hồi da. Đây chính là kết quả của sự teo dần của lớp hạ bì. Một trong những cơ chế chính của teo da được cho là giảm số lượng chất nền ngoại bào (ECM), đặc biệt là collagen ở lớp hạ bì. Ở làn da lão hóa, việc sản xuất collagen giảm và sự suy thoái collagen tăng lên sẽ dẫn đến tổng lượng collagen giảm đi. Hầu hết các phương pháp chống lão hóa đều nhằm mục tiêu đảo ngược quá trình này.

3.3. Ảnh hưởng của lão hóa

Theo thời gian, lão hóa sẽ ảnh hưởng đến chức năng của hàng rào thẩm thấu. Với những vấn đề xuất hiện trong mô hình “gạch và vữa” sau đây:

 

  • Tăng trưởng biểu bì giảm + Mức tăng sinh tế bào sừng ở lớp biểu bì già giảm + Quá trình apoptosis của tế bào sừng tăng lên ⇒ Giảm độ dày của cả biểu bì và lớp sừng. 
  • Suy giảm các protein cấu tạo nên hàng rào tính thấm của biểu bì, bao gồm filaggrin, loricrin và các protein khác. 
  • Ngoài những “viên gạch” bị lỗi trên, việc giảm sản xuất “vữa”, nói đúng hơn là sự thiếu hụt các loại lipid bao gồm cholesterol, axit béo tự do và ceramide cũng làm tổn hại hàng rào thẩm thấu biểu bì.
  • Ngoài ra còn phải kể đến sự suy giảm axit hyaluronic (HA) đối với làn da lão hoá. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, axit hyaluronic có khả năng kích thích sự phân hóa tế bào sừng và sản xuất lipid, từ đó giúp tăng cường chức năng hàng rào tính thấm của biểu bì.

TÓM LẠI

Chúng ta vừa điểm qua những thông tin về cấu trúc, chức năng và quá trình lão hóa của da trong bài viết trên. Thông qua đó chúng ta thấy được làm chậm đi quá trình lão hóa bằng việc phòng ngừa và điều trị các vấn đề về da là vô cùng cần thiết. Trong đó, việc áp dụng điều trị thẩm mỹ có thể bổ trợ cho sức khỏe làn da khi lão hóa, điều trị hoặc ngăn ngừa các rối loạn ở da nhất định, đặc biệt là ung thư da và trì hoãn lão hóa da, nâng cao hiệu quả của các phương pháp điều trị. Phương pháp chống lão hóa nhằm mục đích giữ làn da mịn màng, hạn chế thương tổn và đàn hồi khỏe mạnh. Trong thực hành lâm sàng, làn da nhìn đẹp không có nghĩa là trẻ hơn. Đó là lý do tại sao một điều quan trọng cần xác định là hiểu được mong muốn của bệnh nhân, đặc tính sinh học và định hướng đến các phương pháp điều trị cho kết quả hài lòng nhất.

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Thẩm Mỹ Da – CC Clinic đang đợi thông tin tư vấn từ bạn, hãy để lại thông tin CC Clinic tư vấn cho bạn ngay nhé!

    Họ và Tên

    Số Điện Thoại

    Nội dung cần tư vấn