Lão hoá có thể ảnh hưởng tới các cơ quan trên cơ thể. Hệ tim mạch cũng là một phần bị ảnh hưởng không nhỏ bởi quá trình lão hoá tự nhiên. Do đó, việc hiểu rõ về vấn đề lão hóa sẽ giúp bạn có hướng điều chỉnh lối sống phù hợp. Hãy cùng Thẩm mỹ CC tìm hiểu sâu về “sinh lý tim và sự lão hóa” trong bài viết này.
1. Khảo sát nhịp tim theo tiến trình phát triển và lão hóa của tim
Tuần 7-9: Trong giai đoạn này, nhịp tim có thể tăng lên khoảng 140-170 nhịp/phút. Tuần 9-14: Nhịp tim tiếp tục tăng có thể dao động từ 120-160 nhịp/phút. Đây là giai đoạn này là quan trọng trong việc phát triển tim và các cơ quan khác của thai nhi.
Tuần 15-20: Nhịp tim giữ ổn định ở mức khoảng 120-160 nhịp/phút và ổn định.
Tuần 20 trở đi: Nhịp tim thường duy trì ở mức 120-160 nhịp/phút cho đến khi sinh.
Sau sinh đến khi trưởng thành nhịp tim bình thường trong giới hạn sau:
2. Khảo sát Huyết áp theo tiến trình phát triển và lão hóa của Tim
Theo biểu đồ trên:
Huyết áp người U40 khoảng 125/82 mmHg, người U64 khoảng 140/87 mmHg
Biến đổi về huyết áp: Ở người khỏe mạnh nhưng khi tuổi cao thì huyết áp động mạch thường có tăng theo nhưng không vượt quá giới hạn cho phép, huyết áp tối đa tăng 29 mmHg và huyết áp tối thiểu tăng 8,6 mmHg so với lúc còn trẻ.
3. Các khảo sát hình ảnh học, điện học và chỉ dấu sinh hóa máu
Nên tiến hành chụp X-quang ngực, làm điện tâm đồ, cùng các xét nghiệm thăm dò khách quan khác, như siêu âm tim. Các xét nghiệm máu, nồng độ BNP.
Siêu âm tim có thể giúp đánh giá kích thước buồng tim, chức năng van, LVEF, các bất thường về chuyển động của thành tim, phì đại LV, chức năng tâm trương, áp lực động mạch phổi, áp lực đổ đầy LV và RV, chức năng RV và tràn dịch màng ngoài tim.
Chụp MRI tim cung cấp hình ảnh chính xác về cấu trúc tim và ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi.
Biến đổi về thành phần sinh hóa của máu: Sự biến đổi này có liên quan đến biến đổi ở hệ tim mạch. Khi tuổi đã cao, nhóm beta lipoprotein tăng, đồng thời nhóm alpha lipoprotein giảm. Hoạt tính của men lipase phân hủy lipoprotein giảm dần. Lượng lipid toàn phần, triglyceride, acid béo không este hóa, cholesterol trong máu đều tăng. Khi ăn thức ăn có chất mỡ, máu tăng đông, hệ thống tiêu fibrin không tăng theo, các tiểu cầu dễ dính vào nhau. Nếu có hiện tượng tăng huyết áp thì các đặc điểm này lại càng rõ.
4. Các nghiệm pháp và khảo sát xâm lấn
4.1. Nghiệm pháp gắng sức
Nghiệm pháp gắng sức được ứng dụng trong
- Chẩn đoán bệnh động mạch vành.
- Phân tầng nguy cơ ở bệnh nhân đã mắc sẵn CAD.
- Theo dõi dài hạn bệnh nhân mắc CAD
Nghiệm pháp gắng sức là một phương pháp không xâm lấn, giá cả tương đối thấp, có thể được dùng để đánh giá nếu chẩn đoán BMV không chắc chắn; nhất là ở các bệnh nhân nam hoặc bệnh nhân nữ ở tuổi mãn kinh có triệu chứng ĐTN không điển hình. Giá trị dự báo của điện tâm đồ gắng sức thay đổi sâu sắc theo tỉ lệ mắc bệnh trong quần thể (giới tính, tuổi tác, triệu chứng đau ngực); vì vậy, nên kết hợp với các test không xâm lấn khác để xác định chẩn đoán. Không nên thực hiện điện tâm đồ gắng sức nếu các thông tin thu được từ những kỹ thuật khác, kể cả bệnh sử và khám thực thể, đã đủ để chẩn đoán.
4.2. Xạ hình tưới máu cơ tim
Thực tế nếu người cao tuổi không có bệnh lý gì kèm theo thì khối lượng nặng của cơ tim thường giảm đi theo tuổi tác, hệ tuần hoàn nuôi tim cũng giảm hiệu lực làm ảnh hưởng đến sự dinh dưỡng của cơ tim. Trên lâm sàng, sự biến đổi ở tim trái rõ hơn tim phải. Nhịp tim thường chậm hơn lúc còn trẻ do giảm tính linh hoạt của xoang tim. Khi tuổi càng tăng cao, sẽ có suy giảm tim tiềm tàng, giảm dẫn truyền trong tim; lượng máu cung cấp cho các cơ quan, đặc biệt là cho tim và não bị giảm dần. Ở người cao tuổi thường thấy các động mạch nhỏ ngoại biên có đường kính hẹp lại, làm giảm lượng máu cung cấp cho các mô tế bào, làm tăng sức cản, hậu quả là tim phải tăng sức bóp nên bị tiêu hao nhiều năng lượng hơn, thường phải tăng đến khoảng 20% so với lúc còn trẻ. Tình trạng xơ cứng động mạch chủ cũng rất phổ biến. Tĩnh mạch giảm trương lực và độ đàn hồi do đó dễ giãn ra. Sự tuần hoàn mao mạch giảm hiệu lực do mất một số mao mạch, đồng thời tính phản ứng bù trừ của số mao mạch còn lại cũng giảm đi.
Chụp mạch vành: khảo sát động mạch vành là động mạch chính nuôi dưỡng cơ tim. Chẩn đoán, can thiệp, xác lập nguy cơ tắc do mảng xơ vữa trong tương lai
Thông tim đo áp lực buồng tim (thăm dò huyết động xâm lấn) có thể hữu ích trong việc chẩn đoán các bệnh lý cơ tim hạn chế và viêm màng ngoài tim co thắt. Các phương pháp đo huyết động xâm lấn cũng rất hữu ích trong chẩn đoán các trường hợp suy tim không rõ ràng, đặc biệt ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu bảo tồn. Ngoài ra, các nghiệm pháp kích thích hệ thống tim mạch, như nghiệm pháp gắng sức, test truyền dịch, test thuốc (như nitroglycerin, nitroprusside) có thể được tiến hành kết hợp cùng đo huyết động xâm lấn để giúp chẩn đoán suy tim.
5. Lão hóa tim
5.1. Tim thay đổi theo tuổi
Về mặt cấu trúc, tĩnh mạch của người trẻ gồm 3 lớp áo riêng biệt, lớp áo trong mỏng bao gồm những tế bào cơ trơn, lớp áo giữa dày bao gồm những bó tế bào cơ trơn được phân tách nhau bởi những sợi collagen và sợi đàn hồi, lớp áo ngoài cùng của tĩnh mạch thì không được định nghĩa rõ ràng. Những tĩnh mạch ở người lớn tuổi biểu hiện sự dày lên của các sợi dưới nội mạc, sự xơ hóa của 3 lớp áo, sự giảm của mô đàn hồi, có sự gia tăng của các sợi collagen liên kết chéo, và sự tăng sinh của các tế bào cơ trơn. Ngoài ra, tương tự như sự lão hóa của hệ động mạch ở người cao tuổi cũng có sự xơ cứng của các động mạch lớn và vì vậy làm giảm sự chun giãn của động mạch. Trong khi những cơ chế bên dưới về mặt tế bào và phân tử làm giảm sự chun giãn của động mạch cũng không được hiểu rõ hoàn toàn. Người ta cho rằng đó là kết quả của sự thay đổi cấu trúc động mạch như sự gia tăng các sợi collagen bắt chéo, sự mỏng đi và sự phân mảnh của các sợi đàn hồi, sự gia tăng các sợi liên kết, cũng như những bất thường về chức năng bao gồm sự tăng trương lực cơ trơn mạch máu và rối loạn chức năng nội mô mạch máu. Do đó, khi đề cập đến những nguyên nhân tiềm ẩn bên dưới gây giảm độ chun giãn của động mạch do tuổi, cũng tương tự như sự giảm độ chun giãn của tĩnh mạch do tuổi.
5.2. Suy tim
Suy tim là một hội chứng rối loạn chức năng tâm thất. Suy thất trái (LV) gây khó thở và mệt mỏi và suy thất phải (RV) gây tích tụ dịch ngoại vi và tích tụ dịch trong ổ bụng; các tâm thất có thể bị tổn thương cùng nhau hoặc riêng biệt.
Các triệu chứng của suy tim có thể bao gồm:
- Khó thở xảy ra khi hoạt động hoặc nghỉ ngơi; nặng hơn khi gắng sức hoặc khi nằm xuống
- Mệt mỏi quá mức
- Sưng phù ở chân, mắt cá chân, bàn chân hoặc bụng (cổ trướng)
- Ho dai dẳng, có thể kèm theo đờm có máu hoặc bọt hồng
- Tăng cân rất nhanh do giữ nước
- Nhịp tim nhanh, mạch đập không đều
- Giảm khả năng tập thể dục
- Chán ăn
- Đầy hơi, buồn nôn
- Chóng mặt
- Đau ngực (thường gặp ở suy tim là do nhồi máu cơ tim)
- Một số người có thể bị giảm sự tập trung, khó tỉnh táo, trầm cảm và lo âu, hoặc mất ngủ.
5.3. Cơn đau thắt ngực
Đây là cơn đau thắt từng cơn ở vùng tim do thiếu máu cơ tim và là hậu quả của một tình trạng mất cân bằng tạm thời giữa sự cung cấp và nhu cầu oxy cần thiết, tình trạng này có thể phục hồi được một cách tự nhiên. Cơn đau thắt ngực khởi phát chủ yếu do gắng sức, khi thời tiết trở lạnh hoặc sau khi ăn no. Vị trí đau ở giữa phía sau xương ức, đau kiểu co thắt đè nặng hay cảm giác bị ép, có khi đau rát, đôi khi gây ngạt thở.
Đau thường lan lên cổ, xương hàm, vai hoặc lan ra cánh tay, bờ trong của cẳng tay đến tận ngón 4, 5 ở một hay cả hai bên. Thời gian của cơn đau thường ngắn khoảng 2-5 phút và mất dần sau khi ngưng gắng sức hoặc dùng thuốc giãn mạch vành. Đồng thời có các triệu chứng khác đi kèm với cơn đau như: khó thở nhanh và nông, đánh trống ngực, hồi hộp, buồn nôn, chóng mặt, vã mồ hôi, có trường hợp xuất hiện đi tiểu nhiều.
5.4. Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi dòng máu nuôi tim bị tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn trong một thời gian dài đủ lâu làm cho cơ tim bị tổn thương hay bị chết.
Triệu chứng thường gặp nhất là đau ngực. Lưu ý ở người cao tuổi đôi khi chỉ thấy đau ngực nhẹ hoặc không đau hay có những dấu hiệu không thường gặp như thở dốc, mệt; thực tế có trường hợp nhồi máu cơ tim yên lặng là cơn nhồi máu không có triệu chứng.
5.5. Bệnh động mạch vành (CAD)
Một rối loạn gây thu hẹp các động mạch cung cấp máu và oxy cho tim, là nguyên nhân phổ biến nhất của suy tim.
6. Làm sao để giảm tác hại của lão hóa đối với tim?
Sự lão hoá là không thể ngăn cản được nhưng chúng ta có thể lựa chọn một cuộc sống lành mạnh để tránh tác hại lão hoá ảnh hưởng tới tim. Đặc biệt với những người cao tuổi, thì việc kiểm soát tốt lối sống và kiểm tra thường xuyên các bệnh lý tim mạch là điều rất cần thiết.
Một số biện pháp được hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) công nhân để duy trì sức khỏe tim mạch lý tưởng gồm:
- Vận động cơ thể ít nhất 30 phút mỗi ngày. Làm điều này 5 ngày hoặc nhiều hơn mỗi tuần. Có thể thực hiện những bài tập phù hợp với thể chất của mỗi người.
- Ngừng việc hút thuốc lá: Ngừng hút thuốc lá chủ động và thụ động giúp giảm nguy cơ nhiều bệnh trong đó có bệnh lý tim mạch.
- Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm nhiều trái cây và rau quả. Hạn chế ăn thức ăn nhanh hoặc chế biến sẵn, giảm lượng muối nạp vào cơ thể.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Cố gắng duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) luôn dưới 25.
- Ngoài ra, một cách duy trì sức khỏe tim mạch hiệu quả đó là thường xuyên kiểm tra tim bằng cách đo huyết áp thường xuyên, xét nghiệm mỡ máu, đường huyết để biết nguy cơ bệnh tim mạch.
Tóm lại
Bài viết với chủ đề ” Sinh lý tim và lão hóa tim” đã trình bày chi tiết về những thay đổi sinh lý của tim khi con người già đi, bao gồm sự suy giảm chức năng co bóp và thay đổi cấu trúc mô tim. Các yếu tố góp phần vào quá trình lão hóa tim như di truyền, lối sống và các bệnh lý liên quan cũng được phân tích. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp các phương pháp và biện pháp nhằm duy trì sức khỏe tim mạch, giảm thiểu tác động của lão hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống ở tuổi già. Qua đó, độc giả sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc chăm sóc tim mạch để sống khỏe mạnh và hạnh phúc.